Trong trường hợp đã ký hợp đồng vay, đã 1 ngày trôi qua, nếu bạn chưa nhận tiền thì phải làm gì? Đây là một trường hợp khá hiếm gặp khi vay online chuyển khoản nhanh. Bạn hãy cùng Takofin tìm hiểu chi tiết về cách giải quyết khi xảy ra trường hợp không nhận được tiền ngay phía dưới.
Hợp đồng vay tiền là gì?
Ngày nay, khách hàng càng ưa chuộng hình thức “mua trước trả sau” dẫn đến nhu cầu vay tiêu dùng, mua sắm càng cao. Chính vì vậy, các hình thức vay đồng thời phát triển đa dạng hơn, khách hàng dễ dàng lựa chọn phù hợp nhất cho riêng mình.
Mối quan hệ giữa người cho vay và người vay ra đời dưới hình thức hợp đồng vay tiền, được xem như là thỏa thuận giữa đôi bên về các điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng vay tiền được định nghĩa như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Khi hợp đồng được ký kết, người đi vay sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản tại thời điểm nhận tiền. Về phía đơn vị cho vay, họ sẽ yêu cầu bạn đưa ra mục đích vay. Dựa trên câu trả lời của bạn, họ sẽ quyết định duyệt hồ sơ vay của bạn hay không.
Hợp đồng vay tiền có hiệu lực khi nào?
Tại thời điểm bạn đã đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng, đôi bên quyết định ký hợp đồng có nghĩa là hợp đồng vay tiền bắt đầu có hiệu lực.
Ngoài ra, bạn có thể căn cứ theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2015:
- Hợp đồng vay tiền có hiệu lực tại thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
- Từ thời điểm quyết định ký kết, hai bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng vay có bị vô hiệu hóa không?
Hợp đồng vay có thể bị vô hiệu hóa nếu rơi vào một trong các trường hợp sau (căn cứ theo điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015):
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
- Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện;
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn;
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức;
- Hợp đồng vô hiệu do có một trong các bên không thực hiện được.
Một số lưu ý về hợp đồng vô hiệu hóa có hợp đồng phụ
Khi hợp đồng chính vô hiệu, hợp đồng phụ sẽ chấm dứt, trừ các trường hợp bên thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Hợp đồng phụ vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Tại sao ký hợp đồng vay nhưng chưa nhận được tiền?
Trường hợp vay nhưng chưa nhận được tiền sẽ khá hiếm xảy ra khi bạn vay với số tiền nhỏ. Tuy nhiên, dù bạn số tiền bao nhiêu, nếu chưa nhận được tiền, bạn cần phải biết lý do, cách giải quyết và liên hệ hỗ trợ từ các bên cho vay.
Đối với bên cho vay là ngân hàng
Nếu tình huống xảy ra, bạn có thể rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau:
- Chi nhánh ngân hàng đăng ký vay không có đủ ngân sách: Tại thời điểm này, ngân hàng tổng sẽ chuyển ngân sách cho ngân hàng bạn đăng ký vay. Quy trình thường mất thời gian và các tư vấn viên sẽ yêu cầu bạn chờ trong một khoảng thời gian cho đến khi họ chuẩn bị đủ tiền.
- Thủ tục đăng ký gặp sự cố: Nếu trong quá trình đăng ký hồ sơ, bạn điền sai một số thông tin – phía ngân hàng sẽ cần thời gian rà soát và cập nhật lại. Vì vậy, số tiền mà bạn đăng ký vay chưa thể giải ngân và mất thời gian chờ cho đến khi mọi thông tin đều chính xác.
Đối với bên cho vay là công ty tài chính, app vay online
- App vay tiền xoay sở vốn chậm: Các ứng dụng vay tiền tự động thường phục vụ đồng thời lượng khách hàng lớn cùng lúc nên việc này có thể xảy ra trong khung giờ cao điểm. Công ty tài chính đôi khi sẽ thiếu hụt ngân sách, dẫn đến việc giải ngân có thể chậm trễ hơn so với dự kiến.
- Thời gian giải ngân rơi vào cuối tuần: Rất nhiều công ty tài chính không làm việc vào cuối tuần, lễ, Tết. Quá trình giải ngân sẽ phải dời sang thứ hai hoặc hết kỳ nghỉ và nhân viên sẽ thông báo thời gian giải ngân chính xác cho bạn.
- Thông tin hợp đồng sai: Khi tình huống xảy ra, phía công ty sẽ yêu cầu bạn đăng ký lại một lần nữa vì hệ thống không thể giải ngân cho một tài khoản chưa được xác nhận.
Ký hợp đồng vay nhưng chưa nhận được tiền phải làm sao?
Khi chưa nhận được tiền, bạn cần xử lý, giải quyết mọi việc một cách bình tĩnh. Căn cứ theo quy định Điều 465 Bộ luật dân sự 2015, bên cho vay có nghĩa vụ:
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Ngoài ra, Takofin sẽ bật mí một số kinh nghiệm khi bạn ký hợp đồng vay nhưng chưa nhận được tiền ở một số tình huống cụ thể:
Khi bên cho vay giải ngân chậm
Trong trường hợp đơn vị cho vay giải ngân chậm, bạn hãy liên hệ tổng đài hoặc tư vấn viên để được hỗ trợ và giải đáp về mốc thời gian ước tính.
Khi bị lừa đảo
Nếu bạn đã chờ hơn 3 ngày nhưng chưa nhận được bất kỳ thông báo hay phản hồi nào từ đơn vị cho vay thì chính là dấu hiệu của một tổ chức lừa đảo.
Các kẻ xấu sẽ đánh cắp thông tin cá nhân của bạn để phục vụ cho mục đích trục lợi. Tổ chức lừa đảo có thể sử dụng thông tin để giả mạo mượn tiền trên các trang mạng xã hội, đăng ký hồ sơ ở các tổ chức “tín dụng đen”. Đặc biệt là hiện nay có một số app vay tiền truy cập danh bạ bạn cần phải lưu ý,
Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, hãy liên hệ cơ quan chức năng vào cuộc để được giải quyết nếu phát hiện những dấu hiệu khả nghi từ đơn vị cho vay.
Khi chưa đến thời gian giải ngân
Khi bạn quyết định ký hợp đồng với bên cho vay, thông tin hợp đồng sẽ bao gồm cả thời gian giải ngân dự kiến. Nếu bạn chưa nhận được sau thời gian đã thỏa thuận trên hợp đồng, bạn cần liên hệ tổng đài để được hỗ trợ mọi vấn đề về hợp đồng vay.
Hợp đồng vay ký rồi có hủy được không?
Hợp đồng có thể hủy hay không tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bạn và đơn vị cho vay. Việc hủy hợp đồng vay có thể áp dụng khi số tiền chưa được giải ngân và bạn có thể sẽ phải chịu mức phí hủy hợp đồng.
Vay ở ngân hàng
Trong hợp đồng vay đã ký với ngân hàng, bạn sẽ thấy rõ những quy định và điều khoản chi tiết về việc hủy hợp đồng. May mắn thay, việc hủy hợp đồng vay được áp dụng khá dễ dàng. Khi bạn muốn hủy hợp đồng, bạn nên chắc chắn khoản vay chưa được giải ngân.
Bạn cần nhanh chóng đến phòng giao dịch đăng ký vay, liên hệ ngay tư vấn viên để được hướng dẫn chi tiết về thủ tục hủy hợp đồng nhanh chóng trước khi nhận tiền giải ngân.
Vay ở công ty tài chính, app
Ngược lại, nếu bạn quyết định hủy hợp đồng khi vay ở công ty tài chính hay app vay tiền không thẩm định, điều này hoàn toàn không thể. Quá trình xét duyệt và giải ngân thường diễn ra khá nhanh, hầu hết các công ty tài chính đều đã ghi nhận khoản vay, phí và lãi suất khi hồ sơ được xét duyệt thành công.
Vì vậy, nếu bạn quyết định vay ở công ty tài chính hay app vay online, bạn cần nhận thức được việc hủy hợp đồng không thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cần có một kế hoạch thanh toán khoản vay chi tiết khi vay theo hình thức này.
Một số kinh nghiệm đi vay an toàn
Nếu bạn lựa chọn hình thức vay online, để tránh các trường hợp lừa đảo hay đánh lừa, bạn nên ghi chú 5 kinh nghiệm dưới này để có thể yên tâm khi vay online:
Chọn lọc các đơn vị vay uy tín
Vì bạn đăng ký tại nhà, bạn không phải đến điểm giao dịch nên bạn sẽ cần dành ra khoảng thời gian dài để nghiên cứu kỹ lưỡng, chọn ra các đơn vị vay uy tín nhất. Bạn sẽ cần kiểm tra các thông tin sau đây để xác nhận đó chính là một đơn vị uy tín:
- Đơn vị có địa chỉ văn phòng, website chính thức hay không?
- Đơn vị đã có giấy phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam hay chưa?
- Website của đơn vị có công khai minh bạch các chính sách và điều khoản khi sử dụng dịch vụ hay không?
- Bạn có thể tìm thấy mã số thuế của đơn vị cho vay hay không?
Lưu ý lãi suất và chi phí phát sinh
Đây là 2 yếu tố quyết định hóa đơn thanh toán khoản vay, vì vậy, bạn nên xem xét kỹ khi đưa ra quyết định. Bạn cần trao đổi rõ ràng và hỏi chi tiết khi tư vấn viên liên lạc để biết rõ mục đích của từng loại phí, tổng cộng số tiền cần thanh toán.
Khi bạn biết rõ số tiền thanh toán, bạn sẽ lập một kế hoạch thanh toán, đảm bảo bạn có thể thanh toán đúng hạn, không phải rơi vào tình trạng nợ xấu cho thanh toán trễ.
Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết
Các điều khoản trong hợp đồng của đơn vị uy tín sẽ được soạn thảo rất chi tiết, tuy nhiên, bạn vẫn cần dành ra thời gian để đọc kỹ và yêu cầu giải đáp thắc mắc. Bạn không chỉ quan tâm đến cách thức thanh toán hay cách hủy khoản vay mà cần xem kỹ để chắc chắn rằng không có bất kỳ “điều khoản” hợp lý, bất lợi.
Câu hỏi thường gặp
Khoản vay có tính lãi khi chưa nhận được tiền hay không?
Khoản vay sẽ bắt đầu tính lãi vào ngày mà bạn nhận tiền nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chưa nhận được tiền dù đã ký hợp đồng.
Tôi có cần công chứng hợp đồng vay tiền không?
Hợp đồng đã có những thỏa thuận rõ ràng, chi tiết, đủ điều kiện hợp pháp theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự. Để hạn chế mọi rủi ro, bạn nên tìm đến các văn phòng công chứng để thực hiện chứng thực hợp đồng vay tiền.
Trên đây là một số kinh nghiệm hữu ích giúp bạn giải quyết tình huống một cách triệt để khi ký hợp đồng nhưng chưa nhận được tiền. Takofin mong rằng mọi thông tin sẽ hữu ích với bạn nếu chẳng may bạn gặp sự cố khi vay tiền.