Dư nợ dần trở thành thuật ngữ quen thuộc trong giao dịch tài chính mà bất cứ ngân hàng/tổ chức tín dụng nào cũng sử dụng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn mơ hồ trong vấn đề định nghĩa và phân biệt các loại dư nợ khác nhau.
Nắm rõ từng loại hình khác nhau sẽ giúp quá trình vay vốn của bạn trở nên suôn sẻ, trôi chảy hơn, đồng thời tránh nguy cơ rơi vào nợ quá hạn. Tìm hiểu bài biết sau đây cùng Takofin để biết rõ dư nợ là gì? Hậu quả của dư nợ quá hạn?
Dư nợ là gì?
Dư nợ là số tiền mà khách hàng vẫn chưa thanh toán cho ngân hàng/tổ chức tín dụng với nhiều loại hình khác nhau. Các khoản nợ này có thể xuất phát từ vay tín chấp, vay tín dụng hoặc vay thế chấp ngân hàng. Khách hàng có nghĩa vụ thanh toán tất cả khoản dư nợ này theo kỳ hạn thỏa thuận ban đầu.
Dưới đây 5 loại dư nợ phổ biến nhất hiện nay.
Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay (Outstanding Balance) là biểu hiện cho số nợ chưa thanh toán còn lại trong một thời điểm nhất định. Ngân hàng sẽ nhìn vào số dư nợ này để nắm rõ số tiền còn lại cần thu hồi là bao nhiêu.
Dư nợ cho vay thường xuất hiện khi khách hàng vay trả góp hoặc vay thẻ tín dụng. Số dư nợ cho vay đã bao gồm số tiền gốc, dư nợ lãi (tiền lãi).
Dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng thường được nhắc đến nhiều nhất khi khách hàng vay qua thẻ tín dụng. Cụ thể, khách hàng sẽ ứng một số tiền trước từ ngân hàng, lúc này ngân hàng sẽ cấp thẻ tín dụng trả trước cho khách hàng. Đến thời hạn thanh toán, người vay có nghĩa vụ phải tất toán mọi khoản tiền đã sử dụng. Dư nợ tín dụng là tất cả mọi số tiền mà bạn đã chi tiêu trong tháng.
Tuy nhiên, hình thức vay tín dụng này khá rủi ro vì ngân hàng sẽ đánh giá lịch sử tín dụng của người để quyết định hỗ trợ vay vốn. Nếu điểm tín dụng của khách hàng thấp do nợ xấu hay không trả đúng hạn, khả năng bị từ chối hồ sơ vô cùng cao.
Dư nợ hiện tại
Dư nợ hiện tại là tổng số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng từ các hình thức vay trả góp, vay thế chấp tài sản, vay online nhanh bằng cmnd,… Dư nợ này chỉ tính ở thời điểm hiện tại, trái ngược với dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ.
Dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ
Dư nợ đầu kỳ: Là khoản vay được giải ngân tại thời điểm ban đầu. Số tiền này là trọn vẹn, chưa từng được sử dụng hay chi tiêu bởi người dùng.
Dư nợ cuối: Là số nợ còn lại sau khi đã được sử dụng. Đây cũng khoản tiền mà khách hàng cần thanh toán còn lại tại kỳ trả nợ cuối cùng. Nếu thanh toán đúng hạn trong hợp đồng thỏa thuận, dư nợ cuối kỳ sẽ bằng không.
Ví dụ: Bạn vay 9 triệu đồng trong 3 kỳ. Bạn đã thanh toán đầy đủ 2 kỳ đầu tiên với 6 triệu đồng. Ở kỳ cuối cùng, bạn chỉ cần thanh toán đúng 3 triệu còn lại thì dư nợ sẽ về không.
Có thể bạn quan tâm: Nên vay tiền qua thẻ tín dụng không? Lãi suất thế nào?
Dư nợ giảm dần
Dư nợ giảm dần chỉ xuất hiện chủ yếu khi khách hàng vay trả góp tại các ngân hàng. Số dư nợ sẽ giảm dần theo thời gian trả nợ hoặc theo từng thời kỳ cụ thể. Dư nợ giảm dần sẽ được tính bằng dư nợ ban đầu trừ đi số tiền thanh toán theo từng đợt.
Công thức: Dự giảm dần = Dư nợ ban đầu – Số nợ đã thanh toán
Ví dụ: A vay trả góp ngân hàng 120 triệu đồng trong 4 tháng, mỗi tháng A trả 30 triệu đồng.
- Dư nợ tháng thứ nhất là: 120 – 30 = 90 triệu đồng
- Dư nợ tháng thứ hai là: 90 – 30 = 60 triệu đồng
- Dư nợ tháng thứ ba là: 60 – 30 = 30 triệu đồng
- Dư nợ tháng tháng tư là: 30 – 30 = 0 đồng
=> Số dư nợ của A sẽ giảm dần cho đến khi còn 0 đồng ở tháng cuối cùng.
Dư nợ tín dụng gồm những loại nào?
Tương tư như phân biệt các nhóm nợ xấu, dư nợ quá hạn cũng chia thành 5 loại khác nhau dựa trên thứ tự mức độ nguy hiểm tăng dần.
Dư nợ tiêu chuẩn
Đây là nhóm dư nợ nhẹ nhất vì được đánh giá có khả năng thu hồi vốn đầy đủ và đúng hạn. Trường hợp bị xếp vào nhóm dư nợ tiêu chuẩn là khi khoản nợ đã quá hạn dưới 10 ngày chưa có dấu hiệu thanh toán.
Dư nợ chú ý
Là khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày nhưng chưa có dấu hiệu trả nợ. Đây là mức độ tương đối nhẹ nhưng khách hàng vẫn có nguy cơ không thể vay vốn được.
Dư nợ dưới tiêu chuẩn
Quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày đều được xếp vào dư nợ dưới tiêu chuẩn. Đây là nhóm dư nợ có thể bị liệt kê vào mức độ nguy hiểm vì khả năng không thu hồi vốn. Chính vì vậy, dư nợ này sẽ được giảm lãi do khách hàng không có khả năng chi trả
Dư nợ có nghi ngờ
Đây là mức độ tương đối nguy hiểm vì người vay đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày đến 181 ngày. Khả năng vay vốn ở bất cứ công ty tài chính/ngân hàng hoàn toàn bằng không.
Dư nợ nguy cơ mất vốn
Quá hạn hơn 181 ngày nhưng vẫn chưa có dấu hiệu trả nợ. Đây là nhóm nợ xấu nguy hiểm nhất và không có khả năng thu hồi vốn đầy đủ.
Các ngân hàng sẽ hạn chế tuyệt đối cho nhóm dư nợ này vay vốn trừ khi người vay thanh toán đầy đủ khoản nợ trong quá khứ.
Tác hại của dư nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn không chỉ ngăn cản mọi cơ hội vay vốn của bạn sau này mà còn ảnh hưởng đến lịch sử tài chính. Mọi giao dịch liên quan đến tài chính đều trở nên khó khăn.
Dưới đây là những tác động trực tiếp của dư nợ quá hạn ảnh hưởng đến khả năng tham gia vay vốn.
- Ảnh hưởng đầu tiên là chiếc thẻ tín dụng của bạn mất hiệu lực sử dụng ngay lập tức sau khi có kết quả quá hạn trả nợ. Các ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi thẻ tín dụng trong thời gian sớm nhất.
- Dấu hiệu thứ hai là mất khả năng mở thẻ tín dụng ở hầu hết các ngân hàng.
- Khách hàng sẽ nhận thêm phí phạt trả chậm từ 5 – 6% tính trên tổng khoản vay.
- Người vay có dư nợ quá hạn không thể tiếp cận mọi hạn mức vay nào dưới mọi hình thức.
- Nếu khách hàng vay thế chấp tài sản, khả năng mất trắng toàn bộ tài sản do bị thu hồi vô điều kiện rất cao.
- Dù đã thanh toán đầy đủ số dư nợ trong quá khứ, người vay cũng sẽ mất một thời gian rất lâu, có thể là từ 12 tháng đến 5 năm để CIC xóa hồ sơ, thông tin nợ xấu ra khỏi hệ thống.
Xem thêm: Vay tiền qua Icloud là gì? Top 5 vay tiền bằng Icloud uy tín nhất
Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Nếu có ý định thanh toán dư nợ mà không để lại hậu quả lâu dài. Khách hàng nên tham khảo 4 cách thanh toán dư nợ nhanh nhất dưới đây.
Thanh toán bằng tiền mặt các quầy giao dịch
Đây là hình thức nộp tiền mặt phổ biến nhất, được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất khi thanh toán dư nợ. Khách hàng có thể thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Khách hàng đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng đã từng vay nợ
- Bước 2: Sau đó, cung cấp giấy tờ tùy thân quan trọng (CMND/CCCD và tài khoản ngân hàng, hộ khẩu), hợp đồng để nhân viên rà soát lại thông tin cá nhân và số tiền phải đóng.
- Bước 3: Nộp số dư nợ còn thiếu.
Chuyển khoản bằng Internet Banking/Ví điện tử
Với sự phát triển mạnh mẽ từ công nghệ, khách hàng thường lựa chọn hình thức nhanh chóng, tiện lợi và không mất nhiều thời gian. Internet Banking/Ví điện tử là sự lựa chọn phù hợp với những đối tượng khách hàng như thế này.
Chỉ cần cung cấp một số thông tin liên quan đến tên tài khoản, số tài khoản, tên ngân hàng, số tiền thanh toán là mọi giao dịch chỉ mất 10 phút thanh toán.
Trích nợ tự động (Auto Debit)
Các khoản thanh toán sẽ được các ngân hàng trích nợ tự động cho đến thời hạn thanh toán. Mô hình hoạt động này sẽ giúp người vay hạn chế được khả năng quên mất thời gian thanh toán. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo rằng bên trong tài khoản trích nợ tự động luôn luôn đủ tiền để trích nợ đúng kỳ hạn.
Hiện tại, Auto Debit đã được triển khai Internet Banking và các chi nhánh ngân hàng. Điều này sẽ tạo nhiều sự lựa chọn cho mọi đối tượng khách hàng.
Một số lưu ý về dư nợ
Để tránh những nguy cơ rơi vào dư nợ quá hạn. Người vay cần lưu ý những yếu tố quan trọng dưới đây để rút ra nhiều kinh nghiệm, đồng thời hạn chế được khả năng mất khả năng vay vốn.
Thanh toán nợ đúng hạn
Đây là lưu ý quan trọng dù bất kể hạn mức giao dịch ít hay nhiều đều cần phải quan tâm. Điểm tín dụng, mức độ uy tín của khách hàng cao hay thấp đều dựa trên thời hạn thanh toán đúng hạn. Chỉ cần trễ hạn 1 ngày đều được tính thêm phí phạt trễ hạn.
Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng duy nhất. Quá hạn thanh toán có thể biến một hồ sơ bình thường trở thành nợ xấu.
Bài viết hay: Cách chặn app vay tiền truy cập danh bạ nhanh, đơn giản
Lãi suất của dư nợ quá hạn
Ngoài phí phạt trả chậm phải gánh, tổ chức tín dụng còn tính thêm phí lãi suất dư nợ quá hạn. Thế nhưng, nhiều khách hàng lại không mấy chú ý đến lãi dư nợ vì hầu hết mọi khách hàng đều nghĩ rằng bản thân chắc chắn hoàn thành khoản nợ đúng hạn.
Về lâu về dài, lãi suất dư nợ phát huy hiệu lực đều có thể khiến người vay rơi vào hoàn cảnh “đổ nợ”.
Không nên rút tiền thẻ tín dụng
Mỗi đợt rút tiền từ thẻ tín dụng, khách hàng mất thêm một khoản chi phí giao dịch (phí rút thẻ, phí dịch vụ, phí tin nhắn,…).
Mặc dù các chi phí này khá ít ỏi cũng không tốn qua nhiều tiền. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng lại khuyến khích khách hàng không nên sử dụng dịch vụ này.
Lên kế hoạch trả nợ, chi tiêu hợp lý
Người vay có thanh toán khoản vay đúng hạn hay không đều phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu chi tiêu và mức thu nhập hàng tháng. Nếu chi tiêu vượt mất kiểm soát ban đầu, nguy cơ “nợ chồng nợ” tương đối cao.
Trước khi quyết định thực hiện vay vốn, người vay phải biết cân bằng giữa khoản nợ và chi tiêu hàng ngày bằng cách tiết kiệm hợp lý.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi dư nợ là gì? Tác hại của dư nợ quá hạn ảnh hưởng đến khả năng vay vốn như thế nào? Dư nợ quá hạn có thể xảy ra với bất cứ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Chính vì vậy, khách hàng cần cân nhắc hạn mức, lãi suất phù hợp trước khi quyết định vay vốn để tránh nguy cơ nợ quá hạn. Ngoài ra, việc cân bằng chi tiêu, lên kế hoạch trả nợ, ghi nhớ thời hạn thanh toán đúng hạn là những lưu ý quan trọng.