Fe Credit được biết đế là một trong những công ty tài chính có quy mô lớn nhất Việt Nam. Đây là đơn vị hỗ trợ nhiều khoản vay tài chính với nhiều hạn mức đa dạng khác nhau.
Thế nhưng, theo chính sách phát triển của FE Credit, khách hàng vẫn sẽ bị ghi nhận nợ xấu trong trường hợp không tất toán đầy đủ mọi khoản nợ. Vậy nợ xấu Fe Credit có được vay ngân hàng hay không? Tham khảo những thông tin hữu ích cùng Takofin sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Giới thiệu chung về FE Credit
FE Credit từ lâu đã trở thành công ty tài chính quen thuộc và phổ biến trong cộng đồng vay tiêu dùng tài chính. FE Credit được phát triển bởi Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) và hoạt động như một tổ chức tín dụng độc lập từ năm 2015 đến nay.
Với hơn 5 năm thành lập trên lĩnh vực tài chính, FE Credit đã tạo nên nhiều dấu ấn đặc biệt của mọi đối tượng khách hàng trên toàn quốc.
Tính đến thời điểm hiện tại, FE Credit đã mở rộng hơn 21.000 đại lý bán hàng trên khắp cả nước. Ngoài ra, FE Credit còn hợp tác với hơn 9000 đối tác khác nhau nhằm mang đến nhu cầu tài chính toàn vẹn cho mọi khách hàng.
Hiện tại, FE đã xây dựng thành công một nền tảng vay tiêu dùng với quy mô đầu tư và phát triển dẫn đầu trên cả nước với một số thành tích nổi bật như sau:
- Giải quyết tài chính cho hơn 12 triệu người dân Việt Nam
- 16.000 nhân viên với hơn 21.000 điểm bán hàng
Hiện tại, FE Credit đang hướng đến những sản phẩm tiêu dùng phổ biến, phù hợp với khách hàng Việt Nam, gồm:
- Vay tiền mặt
- Vay trả góp
- Vay thẻ tín dụng
- Vay gói mua bảo hiểm
- Vay tín dụng
Nợ xấu FE Credit là sao?
Nợ xấu là những khoản nợ vượt quá thời hạn nhưng chưa hoàn trả theo các thỏa thuận đôi bên đặt ra. Những đối tượng này sẽ được xếp vào danh sách nợ xấu trên hệ thống CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc Gia). FE Credit sẽ ghi nhận 5 nhóm nợ xấu theo mức độ nguy hiểm tăng dần như sau:
- Nợ xấu nhóm 1: còn được gọi là nhóm nợ chú ý, khách hàng chưa thanh toán khoản vay dưới 10 ngày.
- Nợ xấu nhóm 2: Từ 10 ngày đến dưới 90 ngày nhưng chưa hoàn tất trả nợ
- Nợ xấu nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn cho phép, quá hạn trả nợ trên 90 ngày và dưới 180 ngày
- Nợ xấu nhóm 4: Nhóm nợ bị nghi ngờ, quá hạn trên 180 ngày và dưới 360 ngày.
- Nợ xấu nhóm 5: Nhóm nợ mất khả năng trả nợ, quá hạn từ 360 ngày trở lên.
Trong trường hợp khách hàng vay tiền FE Credit không thanh toán đúng hạn, vượt quá số ngày cho phép như trên, khả năng rơi vào nợ xấu vô cùng cao.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu FE
Không ai trong chúng ta đều muốn trở thành nợ xấu cả vì hệ lụy để lại vô cùng lớn sau này. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân khác nhau đều dẫn đến kết quả nợ xấu FE Credit. Dưới đây là một số lý do phổ biến gây nên nợ xấu.
Chưa hiểu rõ phương thức thanh toán
Không phải bất cứ cũng có thể nắm rõ mọi phương thức thanh toán, đặc biệt đối với những khách hàng mới thiếu kinh nghiệm vay tiền.
Hiện tại, FE Credit đang hỗ trợ rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như thanh toán bằng tiền mặt tại các quầy ngân hàng, thanh toán trực tuyến hoặc các địa điểm thu hộ.
Hầu hết, khách hàng đều e ngại trao đổi thắc mắc với các tổng đài viên về những vấn đề liên quan đến khoản vay, đặc biệt là những phương thức thanh toán. Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thanh toán và quyền lợi của khách hàng.
Đứng tên vay cho người thân, bạn bè
Mặc dù vấn đề này không quá phổ biến nhưng vẫn diễn ra thường xuyên. Vì nhẹ dạ cả tin và đặt lòng tin lớn đối với bạn bè, người thân. Bạn sẵn sàng đứng tên một khoản vay dưới danh nghĩa của chính mình cho người thân, bạn bè.
Tuy nhiên, bạn không biết rằng chính hành động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai vay vốn sau này của chính mình. Công ty tài chính chỉ truy vấn danh tính người vay trên hợp đồng chứ không phải bất cứ ai khác.
Trước khi quyết định nhận bảo lãnh giúp người thân, bạn bè, khách hàng nên cân nhắc thật kỹ càng. Bởi vì, khi rơi vào trường hợp nợ xấu, những vấn đề liên quan đến mở thẻ tín dụng, mất khả năng vay vốn hoàn toàn có thể xảy ra.
Vay quá nhiều, không có khả năng tất toán nổi
Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nợ xấu nhất hiện nay. Người vay tiền quá nhiều, dẫn đến thực trạng mất khả năng thanh toán do không kiểm soát được tài chính cá nhân và khoản vay tiêu dùng. Hạn mức quá lớn vượt mức thu nhập cá nhân sẽ gây ra tình trạng mất khả năng trả nợ.
Chính vì thực trạng này xảy ra ở tần suất ngày càng nhiều, một số tổ chức tín dụng thường chỉ cho phép vay với hạn mức 40% so với tổng thu nhập thực hàng tháng để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn và bảo vệ quyền lợi cả đôi bên.
Nợ xấu FE Credit có vay ngân hàng được không?
Các ngân hàng sẽ dựa trên mức độ nợ xấu của mỗi khách hàng để quyết định có cho vay hay không. Đối với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 1,2 (nhóm nợ chú ý), các ngân hàng tiến hành thẩm định khoản vay.
Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào mức độ nguy hiểm cao hơn (nhóm nợ 3,4,5), nguy cơ từ chối mọi hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng vô cùng cao.
Nợ xấu đã tất toán có vay FE lại được không?
Dù nợ xấu đã tất toán hoàn toàn nhưng hồ sơ khách hàng vẫn hiển thị trên hệ thống CIC. Vì vậy, chúng ta phải mất đến 3 – 5 năm mới có thể xóa bỏ mọi thông tin liên quan đến nợ xấu.
Tức là, nợ xấu đã tất toán vẫn có thể vay được ở FE Credit nhưng phải mất thời gian khá lâu để thực hiện đăng ký vay vốn.
Làm thế nào để kiểm tra nợ xấu FE?
Không phải bất cứ ai cũng biết bản thân đang trong giai đoạn nợ xấu. Việc biết rõ tình trạng lịch sử tín dụng sẽ giúp quá trình nộp hồ sơ cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn về hạn mức, lãi suất phù hợp với tình hình tài chính cá nhân. Tra cứu được thông tin nợ xấu là cách tốt nhất để giúp quy trình vay vốn diễn ra suôn sẻ hơn.
Dưới đây là 3 cách kiểm tra nợ xấu FE Credit phổ biến nhất:
Kiểm tra trên app
Ứng dụng di động là cách kiểm tra thông tin nợ xấu FE Credit tiện lợi nhất. Hiện tại, các app Internet Banking thường được thiết lập sẵn trên smartphone người dùng.
Chính vì vậy, khách hàng có thể kiểm tra mọi thông tin cá nhân trên ứng dụng Internet Banking gồm: họ tên, số điện thoại và số CMND để tra cứu.
Các ngân hàng Việt Nam tích hợp ứng dụng hỗ trợ kiểm tra nợ xấu như VPBank, TPBank, Vietcombank, Vietinbank,…
Kiểm tra trên CIC
Ngoài kiểm tra trực tiếp trên ứng dụng ngân hàng, khách hàng có thể tra cứu trên website chính thống CIC bằng đường link: cic.org.vn. Đây là website được phát triển bởi hệ Tổ chức Thông Tin Tín dụng Quốc Gia CIC. Vì vậy độ chính xác đạt đến 100%. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nợ xấu FE Credit.
- Bước 1: Truy cập vào website CIC
- Bước 2: Cung cấp các thông tin cá nhân: CMND/CCCD, họ tên, email, số điện thoại, nơi cấp, địa chỉ cư trú,…
- Bước 3: Hệ thống sẽ gửi mã OTP đến số điện thoại di động đã đăng ký, nhấn “Tiếp tục”
- Bước 4: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại để xác định thông tin thêm lần nữa.
- Bước 5: Tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua Email/SNS
- Bước 6: Đăng nhập tài khoản đã cung cấp. Vào mục kiểm tra lịch sử tín dụng để tra cứu thông tin nợ xấu.
Đếm số ngày trả chậm
Sau khi ký kết hợp đồng, những thông tin liên quan đến kỳ hạn hợp đồng sẽ được ghi rõ chi tiết. Điều này sẽ giúp khách hàng xác định được ngày tháng trả nợ, tình trạng chậm trễ.
Nếu đúng kỳ hạn trả nợ nhưng bạn vẫn chưa hoàn trả vì số lý do khách quan, hãy liên hệ đến tổng đài FE Credit để gia hạn thêm thời gian vay vốn.
Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cho chính bạn và bên cho vay. Bạn nên thanh toán khoản vay trong khoảng thời gian từ 1 ngày đến 9 ngày vì vượt quá 10 ngày sẽ bị coi là nợ xấu.
Kinh nghiệm vay tiền FE không bị nợ xấu
Nợ xấu là khoản nợ không có khả năng thu hồi vốn khiến người vay mất hoàn toàn cơ hội vay vốn ở bất cứ địa chỉ nào. Chưa kể, nguy cơ mở thẻ tín dụng ở bất cứ ngân hàng nào cũng có thể bị từ chối hoàn toàn.
Mọi cơ hội vay tín chấp ở bất cứ địa chỉ nào cũng đều trở nên khó khăn. Dưới đây là những kinh nghiệm chi tiết khi vay tín chấp nhằm tránh nguy cơ không bị nợ xấu.
Luôn lên kế hoạch trả nợ
Một khoản vay được trả đúng kỳ hạn phải luôn được lên kế hoạch rõ ràng. Người vay nên biết cân bằng giữa chi tiêu thường nhật và khoản vay một cách hợp lý nhất để tránh tình trạng “gồng nợ nặng nề”.
Trong trường hợp, khách hàng đã có đầy đủ số tiền để tất toán, bạn nên thanh toán trước hạn trên hợp đồng nhằm giảm nguy cơ trễ hạn, dẫn đến giảm điểm tín dụng.
Vay vừa đủ dùng, mục đích chính đáng
Bạn không nên vay tiền “một cách vô tội vạ” và không có mục đích rõ ràng vì khả năng đổ nợ hoặc mất khả năng chi trả vô cùng lớn. Các khoản vay tiêu dùng không được vượt quá 40% thu nhập cá nhân của khách hàng.
Bạn phải đảm bảo bản thân luôn trong trạng thái sẵn sàng trả nợ đúng kỳ hạn để không phải cộng dồn thêm phí phạt trả chậm hoặc bị liệt kê vào danh sách nợ xấu.
Ví dụ: Khách hàng A có thu nhập 12 triệu đồng/tháng. A chỉ có thể vay tối đa 5 triệu đồng/tháng vì nếu vượt quá ngưỡng này, nguy cơ đổ nợ vô cùng lớn.
Lưu ý kĩ về lãi suất và phí phát sinh
Sự biến đổi nhỏ của tỷ lệ phần trăm lãi suất cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng kinh tế cá nhân. Mức lãi suất và chi phí phát sinh càng lớn, nguy cơ gánh nợ càng cào.
Đó chính là lý do mà cơ quan thẩm quyền quy định mức lãi suất dao động tối đa 20%/năm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người vay. Lãi suất và chi phí phát sinh phải luôn trong tầm kiểm soát với khả năng tài chính cá nhân.
Tuyệt đối không vay dùm người khác
Bạn nên hạn chế bảo lãnh và đứng tên cho bất cứ đối tượng nào kể cả người thân, bạn bè vì điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng và cơ hội vay vốn của chính mình. Chúng ta không thể đảm bảo người quen của chính chúng ta có hoàn trả khoản vay đúng hạn hay không.
Người đứng tên sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm cho mọi khoản vay trong quá trình vay vốn. Vì vậy, tuyệt đối không nhận ủy quyền đăng ký hồ sơ vay vốn cho bất cứ ai.
Tóm lại, nợ xấu FE Credit có vay ngân hàng được không còn phụ thuộc vào nhóm nợ xấu mà bạn vướng phải. FE Credit thường hạn chế cho mọi đối tượng nợ xấu vay vốn nhưng vẫn ưu ái dành cho nhóm nợ chú ý (nợ xấu nhóm 1,2).
Dù vậy, những người nợ tại FE vẫn sẽ gặp một số khó khăn vì điều kiện yêu cầu gắt gao hơn so với đơn vị khác.